Trang chủ » Tin công nghệ » Mạng 5G là gì ? Sự phát triển của mạng 5G trong những năm qua
Mạng 5G là gì ? Sự phát triển của mạng 5G trong những năm qua
Mạng 5G đã chính thức ra mắt tại Việt Nam vào tháng 6 năm 2020. Đây được coi là một bước tiến quan trọng trong ngành công nghệ viễn thông, mang đến nhiều cơ hội và thách thức cho các nhà mạng và người dùng tại Việt Nam.Và hiện tại đang có 3 nhà mạng lớn tại Việt Nam triển khai là Viettel, MobiFone và VinaPhone đã lần lượt công bố kế hoạch thử nghiệm và triển khai mạng 5G tại Việt Nam, nhất là ở khu vực thành phố Hà Nội và Hồ Chí Minh.
Mạng 5G là gì.Sự phát triển của mạng 5G trong những năm qua
Hiện nay, công nghệ 5G đang phát triển rất mạnh mẽ trên thế giới với 247 nhà mạng tại khoảng 100 quốc gia đã triển khai và khoảng 270 nhà mạng khác đang đầu tư chuẩn bị đưa công nghệ 5G đến với người dùng. Dự kiến, đến hết năm 2023 sẽ có thêm 30 thị trường tham gia vào sân chơi 5G.
5G vượt trội hơn hẳn so với các công nghệ tiền nhiệm là 4G đặc biệt là ở tốc độ truyền tải dữ liệu siêu nhanh, độ trễ cực thấp và khả năng kết nối nhiều thiết bị cùng lúc. Với mạng 5G, người dùng có thể xem video ở độ phân giải 4K/8K,hội nghị trực tuyến, trải nghiệm công nghệ thực tế ảo vô cùng mượt mà…
Đối với doanh nghiệp, mạng 5G giúp ứng dụng công nghệ cao và IoT (Internet of Things) vào sản xuất, kinh doanh giúp tăng hiệu suất và năng suất, giảm thiểu chi phí vận hành, đem lại hiệu quả kinh tế cao.
Mạng 5G được kỳ vọng là chìa khóa mở ra cánh cửa để đến với thế giới kết nối di động. Rất nhiều lĩnh vực sẽ phát triển mạnh hơn nhờ mạng 5G trong đó có lĩnh vực sản xuất thông minh của ngành công nghiệp 4.0.
Mạng 5G là gì.Sự phát triển của mạng 5G trong những năm qua
Các ứng dụng của 5G đang có những đóng góp lớn cho sự phát triển của nền kinh tế số, giúp tăng cường sức cạnh tranh và cải thiện chất lượng cuộc sống của người dân.
Sau đây VT-Goldtech sẽ giúp chúng ta tìm hiểu cơ bản về mạng 5G
Mạng 5G là gì?
Mạng 5G hay còn gọi là mạng di động không dây thế hệ thứ 5. Đây là mạng di động được cho là có tốc độ gấp 100 lần so với mạng 4G hiện nay.
Mạng không dây bao gồm các “cell” được chia thành các vùng gửi dữ liệu qua sóng radio.Công nghệ 4G (LTE) sẽ cung cấp nền tảng cho 5G đó là trụ tháp di động lớn, công suất cao để phát tín hiệu.Sử dụng nhiều ô nhỏ để phổ sóng milimet. Dựa vào dải phổ giữa 30GHz và 300GHz để tạo ra tốc độ cao
Mạng 5G sẽ được truyền qua một số lượng lớn các trạm di động nhỏ đặt ở những nơi như cột đèn hoặc mái nhà.
Ứng dụng thông minh trong ngành công nghiệp 4.0
Trong các nhà máy thông minh, các Robot đang đảm nhiệm rất nhiều công việc thay con người. Tuy nhiên, các robot công nghiệp này có thể đảm nhận vai trò lớn hơn, hoàn thành các nhiệm vụ phức tạp hơn khi sử dụng mạng 5G. Cụ thể, các Robot có thể dễ dàng thích ứng với các thay đổi mà không làm thay đổi năng suất bằng cách nhanh chóng trao đổi dữ liệu với các thiết bị khác cũng như tương tác nhận lệnh trực tiếp từ người điều khiển
Với tốc độ truyền dữ liệu cao mạng 5G sẽ cho phép hệ thống IoT theo dõi liên tục tình trạng và hiệu suất của thiết bị. Trong mô hình nhà máy thông minh , việc theo dõi và phản hồi nhanh chóng giúp nhà máy hạn chế được các sản phẩm lỗi và tăng năng suất.
Một số linh vực ứng dụng tiêu biểu như : Game thực tế ảo,Xe tự lái,Chăm sóc y tế từ xa,Hội nghị trực tuyến độ nét cao,xem video chất lượng 4k/8k,duyệt web tốc độ cao.
Tốc độ mạng 5G tại Việt Nam và trên thế giới hiện nay.
Hiện 5G tại Việt Nam vẫn đang được các nhà mạng Viettel, VNPT, Mobifone thử nghiệm tại 40 tỉnh, thành. Hầu hết các nền tảng cơ bản của công nghệ mạng mới đã được triển khai như: Thử nghiệm ở các băng tần số khác nhau từ băng tần thấp đến băng tần trung và cả băng tần mmWave, thử nghiệm mô hình SA/NSA; thử nghiệm kỹ thuật, thương mại dịch vụ 5G.
Tốc độ mạng 5G phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm cơ sở hạ tầng, khu vực triển khai, số lượng người dùng và nhu cầu sử dụng. Hiện tại, tốc độ trung bình của mạng 5G tại Việt Nam và trên thế giới đang ở mức khá cao và có xu hướng tăng dần theo thời gian.Theo một số báo cáo, tốc độ trung bình của mạng 5G tại Việt Nam hiện đang ở mức khoảng từ 100Mbps đến 1Gbps. Tuy nhiên, tốc độ này có thể thay đổi tùy thuộc vào khu vực và số lượng người dùng đang sử dụng cùng lúc.
Mỹ lại là một trong những quốc gia có mức độ phủ sóng mạng 5G lớn nhất thế giới.
Đa số các nhà mạng tại Mỹ sử dụng mạng 5G với tần số thấp. Điều này khiến cho tốc độ mạng không được cao nhưng lại có mức độ phủ sóng lớn hơn.
Trong khi đó, Saudi Arabia là quốc gia có tốc độ mạng 5G nhanh nhất thế giới với tốc độ trung bình đạt 377,2 Mbps, nhanh gấp 12,5 lần so với tốc độ mạng 4G tại quốc gia này (trung bình đạt 30,1 Mbps). Các quốc gia xếp tiếp theo trong danh sách mạng 5G nhanh nhất thế giới do Open Signal công bố bao gồm Hàn Quốc (336,1 Mbps), Australia (215,8 Mbps)…
Mạng 5G là gì.Sự phát triển của mạng 5G trong những năm qua
Theo báo cáo, dù không nằm trong top 5 quốc gia và vùng lãnh thổ có mạng 5G nhanh nhất thế giới, Thái Lan lại là nơi có tỷ lệ chênh lệch giữa tốc độ mạng 5G và mạng 4G lớn nhất. Cụ thể, mạng 5G tại Thái Lan trung bình đạt 169,8 Mbps, nhanh hơn gấp 5,7 lần so với tốc độ trung bình của mạng 4G tại quốc gia này (10,8 Mbps).
Trong quá trình phát sóng thử nghiệm, mạng 5G của cả 3 nhà mạng lớn đạt tốc độ 300 Mbps – 800 Mbps, thậm chí có thời điểm lên đến 1 Gbps, nhanh gấp 10 lần so với tốc độ trung bình của mạng 5G trước đây và đạt ở mức cao so với thế giới.
Tuy nhiên, đây chỉ là tốc độ phát sóng 5G thử nghiệm. Vì vậy, việc so sánh với tốc độ mạng 5G ở các quốc gia đã được phát sóng thương mại là chưa thể chính xác bởi khi phát sóng thương mại với phạm vi phủ sóng lớn hơn, tốc độ trung bình của mạng 5G sẽ bị giảm xuống. Mặc dù vậy, người dùng Việt Nam vẫn có thể hy vọng được trải nghiệm những ưu điểm vượt trội về tốc độ mà mạng 5G mang lại khi chính thức được thương mại hóa.
Mạng 5G là gì.Sự phát triển của mạng 5G trong những năm qua
Dưới đây là danh sách phát sóng 5G thử nghiệm của 3 nhà mạng lớn.
Tại sao gọi cáp quang chống sét OPGW ? Cáp quang OPGW có tên tiếng anh (Optical Ground Wire) là loại cáp đặc biệt truyền tín hiệu ánh sáng bằng sợi quang,được treo trên cột đi cùng với các đường điện cao thế,và có tính năng chống sét.Thường được treo ở đỉnh của các đường […]
Các tiêu chuẩn của PoE là công nghệ truyền dữ liệu và nguồn qua dây mạng. Công nghệ PoE (Cấp nguồn qua Ethernet) cho phép PSE (Power Sourcing Equipment, ví dụ như switch POE) sử dụng dây mạng để cung cấp đồng thời cả nguồn và dữ liệu đến PD (Thiết bị được cấp nguồn như camera IP và điện thoại VoIP), có thể đơn giản hóa việc lắp đặt hệ thống và tiết kiệm chi phí.
Gần đây có 1 số khách hàng có nhu cầu sử dụng dây nhảy quang nhưng họ không thể nói rõ thông số kỹ thuật chi tiết cho loại dây nhảy mà họ cần.Bài viết sau đây Viễn Thông Goldtech xin đưa ra những lưu ý chọn dây nhảy quang phù hợp với thiết bị […]